Cảm biến áp suất lốp TPMS: lắp 1 hưởng lợi 10
Trên thế giới, việc trang bị hệ thống cảm biến áp suất lốp TPMS trên xe là một trong những hạng mục bắt buộc. Còn tại Việt Nam, mặc dù pháp luật chưa đề cập tới vấn đề này nhưng hiện nay TPMS đã được khá nhiều người quan tâm và sử dụng.
Vậy còn bạn thì sao? Bạn đã lắp đặt và sử dụng cảm biến áp suất lốp chưa?
Cảm biến áp suất lốp có gì nổi bật? Có nên trang bị TPMS cho xe không?
Hệ thống cảm biến áp suất lốp (TPMS) – viết tắt của chữ “tire-pressure monitoring system” là một hệ thống điện tử được thiết kế để giám sát áp suất bên trong lốp xe.
TPMS thông báo theo thời gian thực thông tin áp suất và thông báo cho lái xe bằng âm thanh, hình ảnh trên màn hình hoặc đơn giản chỉ là một đèn tín hiệu báo áp suất bất thường.
Để nhờ đó, người lái biết cách xử lý các tình huống liên quan tới lốp xe, đảm bảo an toàn khi di chuyển.
Ngoài ra, lắp cảm biến áp suất lốp cũng giúp lái xe phòng tránh tai nạn giao thông, tiết kiệm nhiên liệu và tăng độ bền của lốp xe. Vì thế, nó đang dần chiếm được thiện cảm của đa số người dân Việt.
Từ những điều này, Xuân Tùng khuyên các bạn nên trang bị một bộ TPMS cho xế yêu của mình để đảm bảo sự ổn định cho cả hành trình.
TPMS là thiết bị có thể lắp thêm.
📞Hãy gọi tới số 091.557.3040 để được Lốp Xuân Tùng tư vấn tận tình nhé!
Một bộ cảm biến áp suất lốp ô tô gồm những gì?
Cảm biến áp suất lốp ô tô có nhiều loại và đến từ nhiều thương hiệu khác nhau. Nhưng nhìn chung, một bộ TPMS vẫn có cấu tạo tương đối giống nhau.
Cụ thể một bộ cảm biến áp suất lốp sẽ có:
- Các van cảm biến
- Bộ xử lý trung tâm
- Màn hình hiển thị áp suất lốp
Trong đó:
Van cảm biến áp suất lốp
Van cảm biến áp suất lốp được lắp bên trong hoặc bên ngoài van mỗi lốp ô tô. Các van này có chức năng đo áp suất ở mỗi lốp xe.
Về chất liệu, thông thường van cảm biến áp suất lốp được sản xuất bằng thép không gỉ. Ở trong mỗi van lại có một lớp màng cảm biến. Trên màng có nhiều cảm biến nhỏ.
Nguyên lý hoạt động của van cảm biến áp suất lốp: khi áp suất trong lốp tác động vào màng, cấu trúc màng biến dạng, vi mạch điện tử phát tín hiệu điện đưa ra trị số áp suất lốp.
Bộ xử lý trung tâm
Đây được xem như “cơ quan đầu não” của bộ cảm biến áp suất lốp. Bộ xử lý trung tâm sẽ có nhiệm vụ xử lý các tín hiệu thu được từ những van cảm biến áp suất lốp đồng thời phát ra màn hình hiển thị riêng hoặc màn hình DVD, điện thoại…
Màn hình hiển thị
Màn hình hiển thị có chức năng hiển thị các thông số áp suất lốp ô tô. Tuy nhiên hiện nay nhiều dòng cảm biến áp suất lốp lược bỏ màn hình hiển thị và thay vào đó là tính năng kết nối hiển thị trên màn hình trung tâm của xe hoặc trên điện thoại thông minh, đồng hồ thông minh…
Với loại bộ cảm biến áp suất lốp có màn hình hiển thị rời thì bộ xử lý trung tâm sẽ tích hợp chung với màn hình hiển thị.
Với loại cảm biến áp suất lốp không có màn hình hiển thị thì bộ xử lý trung tâm sẽ là một cục riêng.
6 bước lắp đặt cảm biến áp suất dễ dàng
Bước 1: Tháo keo viền ở mặt trong của máy, áp sát mặt máy có cảm biến vào mặt trong của kính chắn gió để lấy năng lượng mặt trời.
Bạn có thể để máy ở bất cứ vị trí nào trên gương nhưng tốt hơn hết là nằm dưới thấp gần táp lô để có thể quan sát được và không che khuất tầm nhìn của tài xế.
Bước 2: Cắm dây cáp điện vào máy cảm biến với cáp nguồn điện của xe, bạn sẽ thấy tất cả các thông số như nhiệt độ, màn hình cảnh báo thông tin, áp suất lốp, mức pin đầy hoặc thấp
Bước 3: Bấm nút điều chỉnh đơn vị, chọn đơn vị Bar để điều chỉnh thông số mong muốn.
Máy hoạt động tốt sẽ hiển thị các thông số: Mức pin còn lại, áp suất lốp, thông tin cảnh báo, nhiệt độ.
Bước 4: Đưa xe vào một vị trí an toàn sau đó tháo van lốp, gắn bulong chống trộm vào trước.
Lưu ý đây là van cảm biến và bulong chống trộm thực hiện chức năng phát ra cảnh báo và chức năng chống trộm để bảo vệ bánh xe.
Bước 5:Gắn nắp chụp cảm biến vào van xe.
Bước 6: Dùng cờ lê chuyên dụng theo xe siết chặt bulong và đóng nắp van cảm biến.
Hướng dẫn cách sử dụng cảm biến áp suất lốp TPMS
Cách đảo van cảm biến trên màn hình hiển thị
Thông thường khoảng 3 đến 6 tháng chúng ta sẽ thực hiện việc đảo lốp một lần cho quá trình hao mòn lốp được diễn ra được đồng đều, việc thực hiện được diễn ra như sau:
- Nhấn nút bên trái khoảng 3 giây để màn hình vào chế độ trao đổi lốp. Ban đầu trên màn hình sẽ hiển thị chế độ 00, sau đó giữ nút bên phải sẽ thay đổi thành 01 hay 02, 03…
Ví dụ khi bạn muốn thay đổi vị trí số 00 thành 03. Thì khi 00 nhấp nháy sau đó nhấn nút phải 3 lần 00 thành 03, điều này cũng có nghĩa là bạn đã trao đổi vị trí lốp trái trước với lốp sau bên trái.
- Sau đó nhấn nút trái một lần để trở về chế độ bình thường.
Cách điều chỉnh giá trị báo động của cảm biến áp suất lốp
Để làm được việc này các bạn làm như sau:
- Nhấn nút bên trái khoảng 6 giây để vào chế độ điều chỉnh giá trị báo động, lúc này các giá trị còn lại sẽ nhấp nháy liên tục.
- Nhấn nút bên phải để điều chỉnh giá trị, thông thường phạm vi điều chỉnh áp suất lốp nằm trong khoảng 1,1 đến 2,5 Bar.
- Nhấn nút bên trái một lần nữa, lúc này trên màn hình sẽ nhảy đến mức báo động áp suất cao, lặp lại bước 2, khoảng điều chỉnh sẽ nằm trong khoảng 2,5 đến 4,4 Bar.
- Cuối cùng, nhấn nút bên trái để trở về chế độ bình thường.
Trên đây là những thông tin về cảm biến áp suất lốp cũng như cách lắp đặt và sử dụng chúng.
Hiện, ở Trung tâm Lốp Xuân Tùng đang cung cấp khá nhiều loại cảm biến áp suất lốp với giá thành đa dạng.
Để khảo giá, các bạn có thể gọi tới số hotline 091.557.3040 hoặc truy cập vào trang lopxuantung.vn, sau đó chọn mục SẢN PHẨM, chọn “Cảm biến áp suất lốp TPMS” để tham khảo.
Cảm ơn bạn đã đọc bài biết. Mọi thắc mắc xin liên hệ thông tin của lốp Xuân Tùng được đặt ở phía dưới đây.